Hỗ trợ giảm viêm khớp
Thành phần Allicin và chất chống oxy hóa trong tỏi có tác dụng hỗ trợ giảm đau, ngăn chặn và hạn chế tình trạng sưng, viêm ở các mối khớp trên cơ thể hiệu quả. Nếu không uống được rượu tỏi, ta có thể xoa bóp tại các khớp để giảm cảm giác đau.
Cải thiện các bệnh đường hô hấp
Tỏi còn được biết đến với tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng tuyệt vời nên khi viêm, đau họng,..ta uống 1 chút và giữ lại ở cổ họng vài giây hoặc súc miệng để làm sạch vi khuẩn gây bệnh bệnh sẽ đỡ nhanh hơn.
Cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá
Trong quá trình lên men rượu tỏi, có nhiều axit amin tự nhiên được sinh ra giúp quá trình trao đổi chất và tiêu hóa của dạ dày được tốt hơn.
Ngoài ra với đặc tính kháng viêm, nên tỏi còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, giúp bệnh mau khỏi. Tỏi còn có tính nóng nên giúp giải trừ các khí lạnh trong bụng hiệu quả, giúp chữa các bệnh khó tiêu, đầy hơi, ợ chua hiệu quả.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Một số thành phần trong tỏi như Phitoncid, chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm cholesterol xấu, đánh tan các chất béo trong mạch máu, từ đố giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế được tình trạng tăng huyết áp, phòng ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
Cải thiện bệnh tiểu đường
Tỏi còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giải phóng các insulin tự do, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả.
Cách sử dụng rượu tỏi đúng cách
Rượu tỏi có tính nóng và cồn nên không thích hợp dùng với trẻ em và cần bổ sung thêm chất xơ, rau xanh để cân bằng lại.
Những người có bệnh về gan, tiểu đường, phụ nữ mang thai vẫn có thể dùng rượu tỏi nhưng phải tham khảo vào dùng theo lượng chỉ định của bác sĩ.
Rượu tỏi tốt nhưng vẫn có thành phần rượu là chủ yếu nên nếu dùng lượng quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, hơi thở nặng mùi.
Lượng dùng rượu tỏi là tối đa ½ chén cơm trong 1 lần dùng, 1 ngày uống 2 lần, dùng sau khi ăn no.